Mùa Xuân Không Lỗi Nhịp

 Bài của tác giả Amari Tx ( Bút danh Chính Tâm)  đăng tải trên Tạp Chí Nhân Quyền Việt Nam Tháng 2-2014
Hình ảnh
Phiên họp thứ 18 của Nhóm làm việc về Báo cáo kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) của HĐNQ LHQ đã diễn ra từ ngày 27-1 đến 7-2-2014. Năm nay, Việt Nam trình bày Báo cáo UPR chu kỳ II. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hà Kim Ngọc, Trưởng đoàn Việt Nam đã giới thiệu khái quát những thành tựu của Việt Nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người tại Việt Nam kể từ phiên Rà soát chu kỳ I năm 2009 đến nay cũng như những thách thức, khó khăn mà Việt Nam đã vượt qua. Bài phát biểu của Trưởng đoàn Việt Nam nêu rõ, Việt Nam đã thực hiện nghiêm túc, tích cực 96 khuyến nghị mà Việt Nam đã chấp thuận, kết quả đạt được thể hiện sinh động trên tất cả các mặt đời sống xã hội. Trưởng đoàn Việt Nam Hà Kim Ngọc cũng khẳng định Việt Nam đánh giá cao những đóng góp và khuyến nghị tích cực, xây dựng của các nước đối với Việt Nam. Việt Nam sẽ chính thức thông báo về việc chấp nhận các khuyến nghị tại Khóa họp thông qua các Báo cáo UPR tại kỳ họp thứ 26 của HĐNQ, dự kiến vào tháng 6-2014.
Những tiếng kêu lạc nhịp
 Các cơ sở tín ngưỡng ở Việt Nam phát triển hơn bao giờ hết
Nhóm làm việc về UPR của HĐNQ đã thông qua Báo cáo của Việt Nam chiều ngày 7-2 với sự nhất trí cao. Ấy thế mà gần đây, một số cơ quan truyền thông “quen thuộc” không có thiện chí với Việt Nam đã phối hợp “nhịp nhàng” với các trang mạng xã hội rộ lên theo kiểu bầy đàn một số bài viết lạc lõng về đề tài này. Lời lẽ theo họ là “khách quan, vô tư, đóng góp” nhưng thực chất vẫn là sự lặp lại những ngôn từ cũ rích, chụp mũ, vung tay phán đại. Họ kích động một số cá nhân “vượt tuyến” ra nước ngoài để tham gia cái gọi là “hội thảo gây áp lực”. Hội thảo này theo cách họ nói là phải gây áp lực đối với trách nhiệm của chiếc thẻ thành viên HĐNQ và làm sao để nhân quyền được tôn trọng ở Việt Nam! Thành phần “nòng cốt” tổ chức “hội thảo” là băng đảng khủng bố Việt Tân. Mà từ trước đến nay hễ bất cứ chuyện gì băng đảng này nhúng tay vào thì chúng ta sẽ thấy ngay luận điệu của họ là đòi Việt Nam phải đa đảng đối lập, kêu gọi những đảng viên Cộng sản ra khỏi Đảng để “gia nhập” đảng của họ, làm đối trọng với Đảng Cộng sản Việt Nam để thực hiện ý đồ về cái gọi là “xây dựng xã hội dân chủ” ở Việt Nam. Một ngày trước phiên kiểm điểm UPR của Việt Nam, PEN International, UN Watch và đảng khủng bố Việt Tân mở hội thảo “Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ”. Một “sản phẩm” sặc mùi vu cáo với tên gọi “Thông cáo” viết: “Các nước thành viên LHQ cần tăng áp lực để Việt Nam đưa ra các cam kết có thể chứng thực cải thiện nhân quyền tại phiên kiểm điểm định kỳ ở Geneve”. Human Rights Watch (HRW), một tổ chức cha đẻ của hàng loạt cái gọi là “phúc trình” chuyên vu vạ Việt Nam và các nước không đi theo quỹ đạo của Mỹ và phương Tây, không bỏ lỡ “dịp may hiếm có này” để “chọc gậy bánh xe”, đánh giá “văng mạng” về nhân quyền tại Việt Nam. Bà Juliette de Rivero, phụ trách vận động tại Geneve của HRW trịch thượng “phán” rằng, các nước cần “chỉ rõ hiện trạng nhân quyền ở Việt Nam là không thể chấp nhận được và yêu cầu Hà Nội đối xử với người dân tốt đẹp hơn”. Bản tuyên bố của Tòa Đại sứ Hoa Kỳ ngày 5-2-2014 nói: “Việt Nam vẫn sách nhiễu và bắt giữ những người thực hiện các quyền hạn và các quyền tự do phổ quát, như tự do ngôn luận và lập hội. Việt Nam cũng hạn chế tự do tôn giáo, việc sách nhiễu các nhà thờ không đăng ký vẫn diễn ra. Chúng tôi quan ngại về sự hạn chế đối với việc thành lập nghiệp đoàn độc lập, về việc sử dụng lao động trẻ em, lao động cưỡng bức và việc Chính phủ sử dụng lao động bắt buộc và chúng tôi cũng thất vọng về việc Việt Nam ngăn cản xã hội dân sự tham gia vào toàn bộ quá Những điều mà các cá nhân, tổ chức nêu trên nói có phản ảnh đúng những gì đã và đang xảy ra tại Việt Nam? Hay đó chỉ là những luận điệu thù định đi ngược lại những thành quả mà cả dân tộc Việt Nam sát cánh cùng Đảng Cộng sản Việt Nam phấn đấu không mệt mỏi trên con đường hoàn thiện vì mục đích cao đẹp của quyền con người?
Sự thật và chân lý không thể đảo ngược
Vai trò và sự đóng góp của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, thể hiện qua việc Việt Nam được bầu là thành viên HĐNQ LHQ nhiệm kỳ 2014 – 2016 với số phiếu cao kỷ lục. Chính phủ Việt Nam một lần nữa khẳng định cam kết sẵn sàng hợp tác với tất cả các nước và đóng góp một cách có trách nhiệm vào công việc của HĐNQ. Việt Nam là thành viên của 7/9 công ước quốc tế chủ chốt của LHQ về nhân quyền. Việt Nam cũng đã ký và phê chuẩn Công ước về Tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và Nghị định thư về ngăn chặn, trấn áp và trừng phạt tội mua bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em. Việt Nam cũng đã ký nhiều công ước của Tổ chức Lao động quốc tế về lao động và việc làm. Quyền tự do lập hội, hội họp được quy định trong Hiến pháp và được pháp luật bảo vệ bằng nhiều văn bản luật và dưới luật. Chính phủ cũng ban hành Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21-4-2010 quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công dân, tổ chức ở Việt Nam thành lập hội cũng như tạo cơ chế, chính sách cho hoạt động của các hội. Hiện Việt Nam đang xây dựng luật về lập hội, luật biểu tình. Ở Việt Nam hiện có khoảng 460 hội, tổ chức xã hội, nghề nghiệp có phạm vi hoạt động toàn quốc; 20 tổ chức công đoàn ngành, trên 36.000 tổ chức hội, hiệp hội, câu lạc bộ ở cấp địa phương, hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các hội có vai trò ngày càng tích cực trong việc tư vấn, phản biện đối với các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chương trình và dự án phát triển kinh tế, xã hội của Chính phủ và của địa phương.
Báo chí đã trở thành diễn đàn ngôn luận của các tổ chức xã hội, nhân dân, là công cụ quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của nhân dân, trong kiểm tra, giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật của Nhà nước. Mọi người dân đều có quyền đề đạt nguyện vọng, bày tỏ chính kiến, đóng góp ý kiến về tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế xã hội, văn hóa thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Hiện Việt Nam có 64 nhà xuất bản, tốc độ tăng bình quân số lượng xuất bản phẩm hàng năm là 5-10% với nội dung phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu đọc của người dân. Nhà nước Việt Nam khuyến khích sử dụng internet để phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, hỗ trợ cải cách hành chính, nâng cao chất lượng cuộc sống và các quyền tự do cơ bản của Hiến pháp 2013 có hiệu lực thi hành từ 01-01-2014 đã quy định bao quát hầu hết các quyền cơ bản về chính trị, dân sự, kinh tế, xã hội, văn hóa của con người. Điều 12 Hiến pháp mới quy định: Nước CHXHCN Việt Nam tôn trọng Hiến chương LHQ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Những nội dung sửa đổi trong Hiến pháp đều hướng tới nhân dân, đảm bảo quyền và lợi ích của nhân dân. Trong Hiến pháp mới, quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng theo quy định tại Điều 14. Điều 25 quy định rõ công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy Việt Nam cũng đã hoàn thành tốt nghĩa vụ báo cáo đối với các công ước mà Việt Nam là thành viên.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam đã đem lại những quyền cơ bản nhất cho quốc gia, dân tộc và toàn thể nhân dân lao động. Đó là độc lập, tự do cho Tổ quốc, là quyền bình đẳng với mọi quốc gia khác trong việc lựa chọn con đường phát triển đi lên của mình, là quyền tự do lập hiến và lập pháp, lựa chọn và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam đều có sự tham gia đóng góp ý kiến của quần chúng nhân dân, được xây dựng trên cơ sở lắng nghe, tiếp thu ý kiến của mọi tổ chức và mọi tầng lớp nhân dân. Mỗi kỳ Đại hội Đảng, gần đây là việc góp ý sửa đổi Hiến pháp năm 1992, Đảng, Quốc hội đều tổ chức xin ý kiến nhân dân. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã nhận được 26 triệu lượt góp ý tâm huyết của nhân dân cả nước. Đây chính là những biểu hiện cao nhất, sinh động nhất của việc phát huy dân chủ xã hội, đề cao quyền làm chủ thực sự của nhân dân. Điểm nổi bật của Hiến pháp mới là vấn đề quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân được bổ sung mới và đưa lên Chương II hoàn toàn phù hợp với cách thức chế định của đa số Hiến pháp các nước trên thế giới. Tính từ năm 2009 đến nay, Quốc hội đã ban hành và sửa đổi nhiều đạo luật quan trọng nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, vững chắc cho việc tôn trọng và bảo đảm thực thi quyền con người. Chính phủ cũng ban hành nhiều văn bản cụ thể hóa và hướng dẫn thi hành luật, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Việt Nam đã tăng cường và mở rộng chương trình giáo dục, đào tạo về quyền con người cho cán bộ các cơ quan nhà nước. Nhiều hội thảo, hội nghị liên quan đến quyền con người đã được tổ chức với sự tham gia của đông đảo đại diện nhiều bộ, ngành, các trung tâm nghiên cứu và cơ sở đào tạo chuyên sâu về quyền con người. Quá trình mở rộng tuyên truyền và giáo dục về quyền con người đã trang bị kiến thức cơ bản cho cán bộ Chính phủ cả về bề rộng lẫn chiều sâu. Việt Nam cũng đẩy mạnh đào tạo kiến thức nhân quyền cho các cán bộ công chức, viên chức địa phương nhằm tăng cường nhận thức, năng lực và hiệu quả công tác nhân quyền ở cơ sở. Các nội dung giáo dục về quyền con người đã và đang từng bước được đưa vào chương trình dạy học ở các trường phổ thông, lồng ghép vào một số môn học chuyên sâu trong các trường đại học có đào tạo chuyên ngành luật. Thực hiện khuyến nghị UPR chu kỳ I, Việt Nam đã đưa nội dung giáo dục về nhân quyền vào chương trình giảng dạy tại các trường đào tạo cảnh sát, đồng thời mở nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về nhân quyền để trang bị và nâng cao nhận thức, năng lực cho toàn bộ lực lượng cảnh sát. Những thành tựu này là không thể phủ nhận!

Mùa xuân không lỗi nhịp
Đổi mới toàn diện đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được soi sáng bằng những nghị quyết quan trọng của Đảng về chỉnh đốn Đảng, về phòng chống tham nhũng, về phát triển khoa học và công nghệ, về đổi mới giáo dục và trọng dụng nhân tài; bằng Hiến pháp mới 2013 – bản Hiến pháp có bước tiến vượt bậc trong tư duy lập pháp, trong đảm bảo quyền con người, bản Hiến pháp kết tinh ý chí nguyện của nhân dân và bằng nhiều quyết sách đúng đắn của Chính phủ chắc chắn sẽ thu được nhiều thành tựu to lớn. Đời sống của nhân dân từng bước sẽ được nâng cao, dân chủ xã hội ngày càng được bảo đảm. Điều này một lần nữa khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong công cuộc giải phóng dân tộc trước kia, cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Thực tiễn đó cũng là minh chứng hùng hồn để bác bỏ ý kiến của những cá nhân, tổ chức không có thiện cảm với Việt Nam. Họ chỉ lợi dụng vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền” để chống Đảng, Nhà nước Việt Nam, đi ngược lại nguyện vọng chính đáng của số đông nhân dân Việt Nam. Thật nực cười khi có kẻ thiển cận cho rằng, cứ phải có nền dân chủ như phương Tây thì xã hội Việt Nam mới phát triển, quyền con người mới được “thăng hoa”! Xin thưa, đó chỉ là sự ngụy biện mà thôi! Dân chủ, nhân quyền không phải một sớm một chiều là có ngay kết quả. Dân chủ, nhân quyền không phải kiểu “ăn xổi ở thì”. Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh khi độc lập tự do không có thì đồng nghĩa với vĩnh viễn không có nhân quyền. Bản thân các yếu tố tạo nên một xã hội dân chủ như chính trị, pháp lý, đạo đức… có sự tác động qua lại với nhau, cho nên, việc hình thành các chuẩn mực về dân chủ, nhân quyền không chỉ phụ thuộc vào những định chế chung, mà còn phụ thuộc rất lớn vào một loạt các yếu tố khác như: Vị thế, vai trò của đảng cầm quyền, hoàn cảnh lịch sử, truyền thống…  Thực tế cho thấy, Việt Nam đang tiến đến nền dân chủ theo bản sắc riêng của mình. Mục tiêu và lợi ích của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam là thống nhất cùng thực hiện xây dựng xã hội Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Ý đồ thâm độc của các thế lực thù địch và những kẻ cơ hội chính trị đòi hỏi Việt Nam phải như thế này, thế khác chỉ để gây sự ngờ vực nhằm xóa bỏ những thành tựu to lớn mà toàn dân tộc Việt Nam đã đổ bao nhiêu máu xương để đạt được và cổ vũ phát triển dân chủ, nhân quyền theo “khuôn mẫu” của các nước phương Tây. Điều đó sẽ không bao giờ thành hiện thực! Mùa xuân không lỗi nhịp bao giờ! Vì sự ổn định chính trị và phát triển đất nước, nhân dân Việt Nam không cho phép các cá nhân, tổ chức chính trị cơ hội nào làm xáo trộn cuộc sống bình yên, gây ra những bất ổn cho an ninh đất nước và không phù hợp với nguyện vọng của đông đảo nhân dân!■
Categories: Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Điều hướng bài viết

Bình luận về bài viết này

Tạo một blog miễn phí với WordPress.com.