Cội rễ từ truyền thống và thành quả của cách mạng giải phóng dân tộc

Bài viết của Amari Tx đăng trên tạp chí nhân quyền Việt Nam 7-2013
Hình ảnh

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện quyền con người bằng việc trích dẫn Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ trong lời mở đầu bản tuyên ngôn độc lập của đất nước Việt Nam  một cách giản dị và sâu sắc  : “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.
Lịch sử đã chứng minh, đối với các dân tộc thuộc địa nói chung, Việt Nam nói riêng, quyền con người là thành quả của cách mạng giải phóng dân tộc, nằm trong quyền dân tộc tự quyết. Độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước là tiền đề, là điều kiện tiên quyết của quyền con người. Tuyên ngôn Độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ra đời trước khi tổ chức Liên hợp quốc chính thức ra đời và trước khi cộng đồng quốc tế thông qua Bản Tuyên ngôn thế giới về quyền con người (1948), không chỉ có giá trị đối với dân tộc Việt Nam mà còn là đóng góp quan trọng vào tư tưởng, lý luận nhân quyền của nhân dân trên toàn thế giới.
Từ trước đến nay, nhất là từ khi Việt Nam bước vào công cuộc đổi mới đã gặt hái được những thành công đáng khích lệ, được các nước trên thế giới đánh giá cao thì vấn đề quyền con người là một trong những nội dung mà các thế lực không thân thiện với Việt Nam ở nước ngoài cùng với các cá nhân, tổ chức của người Việt lưu vong thường lợi dụng để chống phá Việt Nam. Họ núp dưới các chiêu bài tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận để xuyên tạc vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Mỗi khi có những vấn đề nổi bật trong quan hệ giữa nhà nước Việt Nam với các tổ chức cộng đồng quốc tế hoặc có một vài nhân vật nào  đó bị pháp luật Việt Nam xử lý về tội chống phá nhà nước, vi phạm pháp luật thì từ bên ngoài lại dấy lên những tiếng nói xuyên tạc, vu khống  là Chính phủ Việt Nam vi phạm quyền con người. Những luận điểm mà họ đưa ra đó đúng hay sai ? Đây là vấn đề chúng ta phải làm sáng tỏ “Từ gốc đến ngọn”, từ Quá khứ đến hiện tại để vạch trần ý đồ đen tối đó.
Chúng ta nhận thấy là, chân lý thì luôn luôn đơn giản. Song hiểu được chân lý, đến được với chân lý thì thường lại cực kỳ nan giải. Mà gian truân nhất là phải phân biệt cho được chân lý với cái tượng tự, na ná như chân lý khiến đôi khi người ta ngộ nhận một cách “chân thành” cái “Ngụy chân lý” đó, nhiều khi người ta lấy nó làm mục tiêu tranh đấu, đòi được hưởng cái được gọi là “Quyền”, trong khi chính họ đang ngày đêm hít thở bầu không khí cái chân lý mà cả một dân tộc đã đổ cả núi xương máu mới có được. Nguy hại của sự “na ná” ấy hậu quả thật khó lường. Thật vây Ở Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên đề cập tới khái niệm nhân quyền và dùng khái niệm nhân quyền trong các lập luận đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, bảo vệ và bênh vực nhân quyền của các dân tộc thuộc địa. Trong quá trình hoạt động cách mạng, Người đã sớm giành lại ngọn cờ dân chủ nhân quyền từ trong tay chủ nghĩa thực dân, xem những quyền đó là lý tưởng, là bản chất của nhà nước Việt Nam từ những ngày đầu của nhà nước dân chủ cộng hòa. Một điểm nổi bật khác là Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập tới quyền con người từ  truyền thống dân tộc.
Đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về quyền con người đều xuất phát từ mục tiêu, lý tưởng của Đảng, từ bản chất của chế độ. Nó hoàn toàn không phải là sản phẩm sao chép nguyên bản hoặc xuất phát từ sức ép nào đó… của cộng đồng quốc tế hoặc của các lực lượng chính trị đối lập trong và ngoài nước. Nhiệm vụ của nhà cầm quyền giáo dục quyền con người là giải thích cho mọi người về các quyền và tự do căn bản của họ, đồng thời nâng cao nhận thức của nhà chức trách về ý nghĩa và nghĩa vụ phải tôn trọng các quy định về quyền con người, thông qua các biện pháp có tính định hướng, con người sẽ hiểu rõ hơn về các quyền của mình. Từ đó có thể chủ động đấu tranh cho quyền lợi của chính mình cũng như của người khác và đấu tranh,phê phán những tư tưởng lệch lạc về nhân quyền.
Dân tộc Việt Nam hình thành sớm và luôn luôn phải thực hiện các cuộc chiến tranh giữ nước, từ đó tạo nên một đặc trưng văn hóa nổi bật, tư tưởng yêu nước thấm sâu và bao trùm mọi lĩnh vực. Các yếu tố cộng đồng có nguồn gốc nguyên thuỷ đã sớm được gắn kết lại, trở thành cơ sở phát triển chủ  nghĩa yêu nước và ý thức dân tộc “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”.Và “Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi và phải luôn luôn được tự do và bình đẳng về quyền lợi”. Đó là khát vọng cháy bỏng ngàn đời của con người, của loài người. Quyền con người đến với dân tộc Việt Nam không giống như các nước tư bản chủ nghĩa, đó không phải là thành quả của cách mạng dân chủ tư sản, mà là thành quả của cách mạng giải phóng dân tộc do đảng cộng sản việt nam và chủ tịch Hồ chí Minh lãnh đạo.
Tư tưởng cốt lõi này được thể  hiện, trong Hiến pháp năm 1946 có 70 điều thì có tới 11 điều nói về quyền công dân. Tiếp theo Hiến pháp năm 1946 có Hiến pháp 1959, 1980, 1992 và Hiến pháp năm 1992 sửa đổi năm 2001. Các bản Hiến pháp này đã kế thừa và phát triển liên tục những nội dung cơ bản về quyền công dân, quyền con người trong Hiến pháp năm 1946. Đặc biệt là Hiến pháp năm 1992 – đây là bản Hiến pháp ra đời trong bối cảnh công cuộc đổi mới của đất nước mới thực thi được 6 năm, nhằm thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH năm 1991.
Qua 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, tạo ra những tiền đề về cơ sở hạ tầng, nâng cao dân trí để thực hiện ngày càng tốt hơn quyền con người. Người dân có cơ hội để phát huy hết khả năng mà mình có để cuộc sống ngày càng tốt hơn. Đó là một thực tế không thể chối cãi. Sự phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã và đang mở ra những cơ hội mới để bảo đảm phát triển quyền con người theo cả chiều sâu và bề rộng, trên các lĩnh vực cả về vật chất và tinh thần. Tuy nhiên, từ nền kinh tế thị trường cũng phát sinh không ít những yếu tố xâm hại đến quyền công dân, mà điều đó đang được điều chỉnh cho hoàn thiện hơn trong quá trình phát triển của đất nước và hội nhập.
Trong các cung bậc về giá trị tinh thần, dân tộc Việt Nam đề cao chữ Nhân, kết hợp chặt chẽ Nhân với Nghĩa, Nhân với Đức. Nguyễn Trãi từng diễn tả quan niệm Nhân Nghĩa của người Việt – đối lập với cường bạo, nâng lên thành cơ sở của đường lối trị nước và cứu nước. Một chế độ xã hội được coi là ưu việt, dân chủ hay không, trước hết phải được xem xét ở quyền con người  được thừa nhận, được tôn trọng và được bảo vệ đến mức nào. Nói một cách giản dị thì con người ở trong xã hội đó, không phân biệt đẳng cấp, dân tộc, tôn giáo, giới tính, tuổi tác, vùng miền vv… phải được bình đẳng, tự do, hạnh phúc. Quyền sống, quyền làm người, quyền mưu cầu hạnh phúc… phải thực sự có ở mỗi người, ngay chính trong cuộc đời của họ chứ không phải là thứ ngôn từ ngọt ngào hay chiếc bánh vẽ để mị dân. Có thể nói, con người là sản phẩm tuyệt vời nhất của tạo hóa trên hành tinh này, đó là đỉnh cao kỳ vĩ của sự sống, bởi vậy, sẽ là tội ác nếu ai đó không công nhận, tước đi hay chà đạp, chống lại quyền con người. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người hết sức phong phú và sâu sắc. Đó là sự kế thừa truyền thống nhân ái và dân chủ của dân tộc ta, là sự tiếp thu những tư tưởng về quyền con người tiến bộ của các nước phương Đông và các nước phương Tây. Đặc biệt tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người là sự vận dụng và phát triển một cách có sáng tạo tư tưởng của Các Mác, Ph Ănghen và V.I Lênin về sự nghiệp giải phóng triệt để đối với giai cấp công nhân, nhân dân lao động, các dân tộc bị áp bức và mọi sự tha hóa đối với con người. Bởi vậy có thể nói tư tưởng đó là một trong những tư tưởng tiên tiến nhất của thời đại và tư tưởng đó vẫn còn nguyên giá trị đối với dân tộc ta và cả nhân loại.
Từ một dân tộc đã nhiều lần bị kẻ thù bên ngoài xâm lược, bị đô hộ, bị khinh miệt coi thường và toàn dân tộc này đã rũ bùn đứng dậy giành lại quyền làm người một cách quyết liệt nhất, hơn ai hết chúng ta rất thấm thía giá trị được làm người, được sống tự do, bình đẳng và hạnh phúc. Nhìn xa hơn, từ truyền thống, đạo lý ông cha để lại Thương người như thể thương thân.Chúng ta càng thấy rõ hơn giá trị thiết thực và lâu bền của những ứng xử thân thiện, cao đẹp giữa người với người, bất kể thời nào, hình thái kinh tế xã hội nào. Và, đương nhiên, những ứng xử, những mối quan hệ làm cho xã hội tốt đẹp trong sạch lên khi đã hành pháp hóa, được đưa vào Hiến pháp, chắc chắn sẽ nhận được sự đồng tình ủng hộ và người dân thỏa mãn với những gì họ đang được thụ hưởng.Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, bản chất của Chủ nghĩa xã hội là nhân đạo, là tôn trọng và bảo vệ các quyền con người – cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền cá nhân gắn liền với quyền dân tộc tự quyết với độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và quyền làm chủ xã hội của nhân dân lao động. Việc khẳng định quyền độc lập dân tộc với quyền độc lập tự quyết, quyền cơ bản của con người, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần to lớn trong việc xây dựng nền tảng tư duy triết học và tư duy pháp lý hiện đại. Đối với Hồ Chí Minh, quyền sống không chỉ  là quyền được tồn tại, mà còn là quyền làm người. Trong tác phẩm Đường công lý của chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết “chưa có bao giờ ở một thời đại nào, ở một nước nào, người ta bị vi phạm mọi quyền làm người một cách độc ác và trở tráo đến thế”. Như vậy theo Hồ Chí Minh quyền con người không chỉ là cái vốn có, cái cần có mà còn là cái cần phải giành lấy bằng đấu tranh để được làm người. Bởi vì, con người không chỉ có ăn, mặc, đi lại, tự do… mà còn đòi hỏi những giá trị khác đó là quyền được sống trong danh dự.
Giờ đây khi đọc lại và nghiền ngẫm kỹ mới hiểu sâu và thấu  đáo, tại sao mở đầu cho Tuyên ngôn Độc lập, Hồ Chí Minh lại viện dẫn đến những câu tiêu biểu nhất trong Tuyên ngôn Độc lập 1776 của nước Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp 1791, những câu thể hiện tập trung nhất cho khát vọng của con người, của loài người. Lý lẽ được vận dụng trong văn kiện lịch sử ấy dựa vào những khát vọng cao cả và chính đáng đó. Những hồ nghi, những điều xuyên tạc về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam đó chỉ là chiêu bài của những tổ chức, cá nhân, họ đang sử dụng chiêu bài đó hòng gây xáo trộn nội bộ Việt Nam để trục lợi cho mưu đồ chính trị .Những gì mà Đảng, nhà nước Việt Nam đang theo đuổi kế thừa tư tưởng của chủ tịch Hồ  Chí Minh về quyền con người là những “lẽ phải không ai chối cãi được”./.
Categories: Uncategorized | 2 bình luận

Điều hướng bài viết

2 thoughts on “Cội rễ từ truyền thống và thành quả của cách mạng giải phóng dân tộc

  1. Pingback: Cội rễ từ truyền thống và thành quả của cách mạng giải phóng dân tộc | MY VIETNAM

  2. Nguyễn Quang Chiến

    Để viết được những bài viết mang tính nghiên cứu sâu và lý luận chắc như thế này, với 1 người xuất thân từ phía bên kia, hẳn ĐT đã phải đọc và nghiên cứ rất nhiều tài liệu, đặc biệt là những tư liệu về Hồ Chủ tịch, về lý luận của ĐCSVN. Thật đáng ngưỡng mộ ĐT. Tổng hợp tất cả những bài viết của ĐT thì với tôi anh xứng đáng là một nhà “Nhân quyền học” và “Hồ Chí Minh học”.

    Chúc anh khoẻ và tiếp tục có nhiều bài viết bổ ích đóng góp vào kho tàng lý luận của Nhà nước và Đảng CSVN!

Bình luận về bài viết này

Blog tại WordPress.com.