Hiến Pháp Là Sự Thể Hiện Ý Chí , Đồng Thuận Của Cả Một Dân Tộc

  hiến pháp, Đảng, dân chủ
Là những người con Việt xa xứ, nhưng chúng tôi vẫn dõi theo tình hình biến chuyển của quê hương. Con người với những số phận và hoàn cảnh khác nhau mặc dù mang quốc tịch là công dân của nước sở tại nhưng cuội nguồn vẫn là người Việt Nam. Tin vui nối tiếp tin vui, Sáng nay 28-11-2013, 486/488 đại biểu đã ấn nút đồng ý với Hiến pháp sửa đổi. Hiến pháp được thông qua thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, của toàn dân tộc Việt Nam. Ngày 23-11-2012, tại kỳ họp thứ tư, quốc hội khóa 13 đã thông qua nghị quyết về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi hiến pháp năm 1992, thi hành hiến pháp, pháp luật và góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền XHCNVN của dân, do dân, vì dân, bắt đầu từ ngày 2-1-2013 và kết thúc vào ngày 31-3-2013. Nhưng có một số ý kiến lo ngại rằng việc lấy ý kiến nhân dân quá gấp , thể theo nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân nên tại kỳ họp QH thứ 5 (tháng 5/2013). QH đã quyết định kéo dài thời gian tiếp tục lấy ý kiến cho đến tháng 9.  Bản thân chúng tôi cũng đã có một số ý kiến đóng góp của mình trong cuộc trưng cầu dân ý về việc sửa đổi hiến pháp 1992 của Việt Nam. Theo chúng tôi suy nghĩ thì mỗi bản hiến pháp đều là sản phẩm của thời đại trong đó chúng được làm ra vì vậy không có bản hiến pháp nào gọi là hoàn hảo , việc sửa đổi là điều không có gì lạ.

Chúng tôi đã  có nhiều sự kỳ vọng cho cơ hội lịch sử này. Việc sửa đổi Hiến pháp là cơ hội rất quan trọng để thiết kế tương lai, là cơ hội để thực hành dân chủ , là cơ hội lịch sử để tạo nên những động lực cải cách bởi đất nước, chúng ta không thể vượt lên phía trước nếu như vẫn quẩn quanh với những “Ràng buộc” cứng nhắc và ấu trĩ. Điều tâm đắc nhất đó là bản hiến pháp sửa đổi năm 2013 có thể thấy điều này thể hiện một sự hòa nhập mạnh mẽ trong trào lưu thế giới đó là, Chương V của Hiến pháp năm 1992 hiện hành có quy định về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Trong Hiến pháp sửa đổi lần này, đã đưa nội dung này từ Chương V lên sau Chương I về Chế độ chính trị, đặt ở Chương II của bản Hiến pháp. Riêng bố cục như vậy đã thể hiện tầm quan trọng và vị trí của chương về quyền con người. Tên chương cũng đã có sự thay đổi, trong Hiến pháp năm 1992 hiện hành là quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, còn trong bản Hiến pháp sửa đổi QH vừa thông qua là: quyền con người và quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân để khẳng định Nhà nước Việt Nam cam kết bảo đảm, bảo vệ, tôn trọng quyền con người, quyền công dân đúng như những công ước quốc tế mà Việt Nam đã là thành viên. Và đây cũng là thành quả của hơn 30 năm đổi mới, phát triển của đất nước Việt Nam. Cho nên, có thể nói, trong chương này có rất nhiều điều, khoản làm rõ quyền con người; quyền, nghĩa vụ cơ bản của công dân, nghĩa vụ và trách nhiệm của Nhà nước trong vấn đề bảo đảm quyền con người và quyền, nghĩa vụ của công dân. Và bản Hiến pháp cũng khẳng định những trường hợp nào hạn chế đến quyền con người, quyền công dân thì phải theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết và vì những lý do thật cụ thể đã quy định rõ trong Hiến pháp sửa đổi lần này so với Hiến pháp trước đây. Quyền về tự do, dân chủ, quyền lập hội, biểu tình đã được quy định không phải chỉ trong bản Hiến pháp lần này mà tất cả các bản Hiến pháp trước đều đã hiến định. Đây là những quyền hiến định..Về  vai trò của Đảng trong quá trình sửa đổi Hiến pháp-   Điều 4 vẫn khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng. Các bản Hiến pháp trước chưa nói rõ trách nhiệm của Đảng, lần sửa đổi này đã đưa vào và nhấn mạnh sự gắn bó mật thiết với nhân dân là sức sống của Đảng, Đảng phải phục vụ, chịu sự giám sát và chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình.., ngay bản hiến pháp của Hoa kỳ được biết đó là bản hiến pháp lâu đời nhất nhưng nó cũng đã được bổ sung bằng các tu chính án đó là sự uyển chuyển của hiến pháp cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Bản thân Hiến pháp Mỹ không phải là một điều quan trọng nhất. Điều quan trọng là, nước Mỹ đã vận hành nó trong “trạng thái kế thừa” trong suốt hơn 200 năm qua.
Hiến pháp là sự thể hiện ý chí đồng thuận của cả một dân tộc về việc thành lập một nhà nước và người dân trao quyền vận hành đất nước cho chính phủ đó là lý do người dân ủng hộ nhà nước. Hiến pháp như là điều gì đó vừa thiêng liêng, vừa gần gũi, “của mình” qua tinh thần, nội dung, qua cách thể hiện ngay trong bản Hiến pháp, Có nghĩa là Hiến pháp cần được thiết kế để nhân dân ủy quyền mà vẫn không mất quyền . Điều quan trọng là mỗi ý kiến của người dân đã có cơ hội phát biểu đóng góp, mọi đề xuất đóng góp sửa đổi đã  được cân nhắc và cơ chế hiến pháp hiến pháp có đủ sự uyển chuyển để theo kịp sự chuyển biến của tương lai xã hội. Hiến pháp vừa mang tính thiêng liêng nhưng đồng thời nó cũng gần gũi với với người dân, hiến pháp phải được mọi người dân coi là tài sản chung “của chúng ta”, người dân cảm nhận thấy đó là Hiến pháp của mình, khi họ có thể sử dụng Hiến pháp do chính mình làm ra và chuẩn y để bảo vệ các quyền và tự do của mình, bảo vệ nền dân chủ. Những tiến bộ trong bản Hiến pháp (sửa đổi) rất đáng ghi nhận và kỳ vọng sẽ tạo ra những điều tốt đẹp trong xã hội. Tuy nhiên, quan trọng nhất là những điều, những điểm mới nhiều tiến bộ trong Hiến pháp phải đi vào trong cuộc sống, để người dân được thừa hưởng nó.
Sự tham gia rộng rãi, thực sự của nhân dân vào quá trình hình thành và sửa đổi Hiến pháp cũng làm cho người dân sẽ viện đến Hiến pháp nhiều hơn, tuân thủ Hiến pháp tốt hơn, tức là làm cho Hiến pháp có tác dụng trên thực tế, chứ không phải Hiến pháp  “chết”. Lời nói đầu của hiến pháp có giá trị biểu tượng rất cao, tạc nên chân dung của một xã hội đồng lòng, “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân”  – nền tảng cho bất kỳ trật tự hiến pháp nào muốn trường tồn, mặc dù các thành viên của xã hội có thể có những quan điểm, cái nhìn, nguyện vọng khác nhau. Mục đích hiến pháp sẽ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải thích hiến pháp. Khi ngôn từ trong từng điều khoản của hiến pháp có chỗ chưa rõ thì mục đích của hiến pháp là ngọn hải đăng dẫn đường cho quá trình giải thích. Không những thế, Hiến pháp là sự thể hiện ý chí của cả dân tộc. Đó là sự phản ảnh lịch sử, những nỗi lo ngại, mối quan tâm, nguyện vọng, tầm nhìn, và quả thật, soi rọi tâm hồn của dân tộc đó. Một bản Hiến pháp buộc phải tìm ra mong muốn của đa số công dân, nhưng khi làm điều đó, phải tính đến những nỗi lo ngại, mối quan tâm của các nhóm thiểu số. Đồng thời, Hiến pháp là một bản văn mà trong đó các nhóm khác nhau trong xã hội gắn kết với nhau để bảo vệ nền dân chủ. Vì vậy, toàn thể công dân cần phải được hưởng quyền sở hữu Hiến pháp, tôn trọng, kính trọng Hiến pháp”.  Chính vì tính chất “của nhân dân” này, ghi nhận và thể hiện ý chí, chủ quyền tối thượng của nhân dân, Sự ủy quyền của cử tri cho các đại biểu Quốc Hội là có thời hạn, trong khi chủ quyền nhân dân được ghi nhận trong Hiến pháp là vô hạn. Như vậy, tính chất “của nhân dân” là cơ sở vững chắc tạo ra tính chính danh cho hiến pháp .
 Hoa kỳ- ngày lễ tạ ơn
28-11-2013
 AMARI TX
Categories: Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Điều hướng bài viết

Bình luận về bài viết này

Tạo một blog miễn phí với WordPress.com.