Đảng cộng sản việt Nam và vai trò gánh vác lịch sử dân tộc

 

Bùi Tín cái tên không xa lạ gì với người dân trong nước và ở hải ngoại. Người trong nước gọi ông ta là kẻ “phản bội”, kẻ “đào tẩu”, kẻ “ngậm máu phun vào lịch sử”. Người Việt hải ngoại thì gọi là kẻ “phản tỉnh”, kẻ “sám hối” tên “đặc công đỏ”.v.v… Nói về Bùi Tín thì có rất nhiều bài viết về con người này, chúng ta không bàn luận về quá trình phản bội, nhân cách của ông ta. Trong bài này đề cập đến một vấn đề mà Bùi Tín mới viết bài đăng trên website đài VOA nói về “Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN khóa XI họp lần thứ năm  để bàn về sửa đổi hiến pháp hiện hành”.

Đọc bài của ông Bùi Tín viết  cho ta một cái nhìn về con người ngoan cố, xảo trá, nguỵ biện, bản chất thâm căn cố đế của một kẻ “ngửa mặt phun nước bọt lên trời”. Bùi Tín cùng với các băng nhóm cờ vàng CCCĐ(chống cộng cực đoan) ở hải ngoại gào thét trên các diễn đàn đòi xoá bỏ quyền lãnh đạo tuyệt đối của đảng CSVN. Bùi Tín viết: “Đảng CS Việt Nam đã đến lúc cần nghe rõ mong muốn nóng bỏng của đông đảo nhân dân là thiết lập một nền dân chủ đa nguyên hiện đại, điều kiện tiên quyết để hòa nhập hoàn toàn với thế giới dân chủ hiện đại. Lúc này đã là quá chậm. Không thể làm mất thêm thời gian của nhân dân, của dân tộc. Hãy chuẩn bị một cuộc họp Quốc hội lịch sử theo hướng ấy. Cũng cần tổ chức trưng cầu dân ý về vấn đề cực kỳ hệ trọng này.”

Nghe Bùi Tín và cờ vàng CCCĐ hô hào về nền “dân chủ đa nguyên hiện đại” mà Đảng CSVN cần phải “thiết kế gấp rút” mà thấy nực cười, giọng lưỡi y hệt đám phường chèo ở hải ngoại cứ làm như họ yêu nước đến mức “ngày quên ăn, đêm quyên ngủ” lo cho vận mạng của dân tộc. Đảng chẳng có gì là bí hiểm, cao siêu đến mức mọi người khó hiểu. Rất đơn giản là :
Đảng CSVN là một tổ chức chính trị tập trung nhiều người có chung một mục tiêu, lý tưởng tồn tại trong một chế độ xã hội. Mục tiêu của đảng là tham chính. Mục tiêu tối thượng là giành và giữ quyền lực nhà nước.
Lịch sử Việt Nam và thế giới cho thấy, các cuộc cách mạng lật đổ chế độ xã hội hoặc thay đổi lực lượng cầm quyền. Đến lượt mình khi đã trở thành đảng cầm quyền, tùy theo hoàn cảnh cụ thể, mà họ lựa chọn chế độ đa đảng hay độc đảng.

Trên các trang mạng của cờ vàng CCCĐ phản động vẫn có những giọng điệu đòi Đảng CSVN, nhân dân Việt Nam phải từ bỏ mục tiêu, con đường đã chọn. Để phủ nhận mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phủ nhận giá trị đích thực Cách mạng của 90 triệu dân Việt Nam đã đổ không biết bao nhiêu xương máu mới giành được, các tờ báo mạng cờ vàng CCCĐ viết xuyên tạc rằng: “Sau 66 năm gọi là độc lập, người dân đến nay vẫn chưa có tự do, vẫn chưa có dân chủ, vẫn chưa có quyền công dân, vẫn như bơ vơ lạc lõng trên chính quê hương mình” và CCCĐ lập luận rằng, nguyên nhân là từ chế độ chủ nghĩa xã hội theo hệ tư tưởng Mác – Lê Nin ?

Nếu chúng ta tìm hiểu mối quan hệ giữa một Đảng chính trị với chế độ xã hội, cờ vàng CCCĐ đã cố tình hoặc không hiểu biết về chính trị đã bỏ qua nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác, như bối cảnh lịch sử cụ thể của từng nước đến vấn đề an ninh quốc gia, xã hội. Theo họ, mối quan hệ giữa chế độ đảng lãnh đạo với dân chủ là mối quan hệ duy nhất. Đây là một sự lập luận ấu trĩ mang tính chủ quan phi thực tế.

Chúng ta đã biết ở nhiều quốc gia thường không có một chế độ đa đảng hoặc một lãnh đạo – cầm quyền thuần khiết. Trong chế độ đa đảng, bao giờ cũng có một đảng cầm quyền hoặc lãnh đạo, có khi kéo dài nhiều thập kỷ. Trong chế độ một đảng cầm quyền thì thường được bổ sung bằng sự tham gia của nhiều tổ chức xã hội.

Lịch sử dân tộc Việt Nam đã chứng minh đã có thời kỳ trên đất nước Việt Nam có nhiều đảng, nhưng những đảng khác không vượt qua được những thách thức của cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân chủ. Đảng Cộng sản Việt Nam gánh vác sứ mệnh lịch sử của dân tộc. Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, cứ mỗi lần vượt qua khó khăn, thách thức thì Đảng CSVN đã thể hiện bản lĩnh vững vàng và trách nhiệm lớn lao đối với vận mệnh của dân tộc.

Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam là người đại diện chân chính duy nhất cho lợi ích và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền sống, quyền tự do, dân chủ và hạnh phúc. Ngoài Đảng Cộng sản Việt Nam không có một đảng phái hoặc một lực lượng chính trị nào có thể đưa ra được những cương lĩnh, đường lối cho cách mạng Việt Nam, có thể đồng thời giải quyết hai mục tiêu dân tộc và dân chủ, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Cờ vàng CCCĐ có biết rằng trong một xã hội, chế độ đa đảng tuy có những điểm giống nhau song không phải là một. Về mặt hình thức, sự tồn tại nhiều đảng và chế độ đa đảng giống nhau ở chỗ đều là số lượng các đảng, phái nhiều. Tuy nhiên, đa đảng chỉ phối hợp nhằm phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc do một đảng lãnh đạo, cầm quyền thì đó không phải là chế độ đa đảng, mà đơn giản chỉ là sự đa đạng của các tổ chức xã hội. Về bản chất, đó vẫn là chế độ một đảng lãnh đạo cầm quyền.

Chế độ đa đảng là một hình thái chính trị, là sự cạnh tranh về quyền lực lãnh đạo đất nước. Mỗi đảng thường là đại diện cho các lực lượng chính trị khác nhau, các nhóm lợi ích khác nhau lý tưởng, mục tiêu khác nhau, thường là đối lập với nhau về nhiều mặt. Đa đảng đối lập là nét đặc trưng của thể chế chính trị tư sản trên thế giới hiện nay. Nói chung ở các nước tư bản, về hình thức, đa đảng chính trị trong cuộc đấu tranh nghị trường đều có khả năng trở thành đảng cầm quyền, nhưng trong thực tế chỉ có các đảng lớn, có thế lực mới có khả năng chiến thắng và bao giờ cũng có một đảng cầm quyền hoặc lãnh đạo. Thí dụ như, hai đảng thay nhau cầm trịch là Cộng hoà và Dân chủ tại Mỹ.

Trên thực tế có những quốc gia sau sự thay đổi đảng cầm quyền đã làm đảo lộn chính trị được mệnh danh vì dân chủ đã trở thành đảng độc quyền của những lực lượng chính trị thắng thế. Đảng độc quyền đó có thể chiếm giữ tài sản xã hội thành tài sản của một đảng thắng thế, và đương nhiên nó sẽ phục vụ cho những người sở hữu nó. Đảng đó đã đi ngược lại lợi ích dân tộc.

Cờ vàng CCCĐ có biết được rằng đa đảng cũng có hai mặt của nó, chế độ đa đảng ở phương tây về thực chất, cũng là dựa trên cơ sở thống nhất một mục tiêu chính trị, vì tất cả các đảng đều nhằm phục vụ chế độ tư bản. Đa đảng đưa lại một số tác động tích cực nhất định cho các đảng tư sản và chế độ tư bản chủ nghĩa, tạo điều kiện cho họ khả năng tránh nguy cơ độc quyền, độc đoán, thông qua cọ xát, kiềm chế, đối trọng lẫn nhau.

Tuy nhiên, thể chế đa đảng cũng kích thích các lực lượng đối lập vì lợi ích của phe nhóm phản đối tất cả những gì của đảng cầm quyền đưa ra, bất chấp phải – trái, đúng – sai, không tôn trọng những lợi ích chính đáng của nhân dân, cản trở mục tiêu mà đảng đang cầm quyền hướng tới.

Các tổ chức CCCĐ với những mưu đồ kêu gọi dân chủ cho Việt Nam thực chất đó là dân chủ giả hiệu, đây không chỉ là nhằm tuyên truyền lôi kéo các tổ chức chống Việt nam trong và ngoài nước, mà là tham vọng thay đổi thể chế chính trị Việt Nam, tạo tiền đề cho các đảng phái chính trị “ruồi bu” ở hải ngoại như Đảng Việt Tân, Liên minh dân chủ nhân quyền, Đảng Nhân dân hành động, Đảng Dân chủ Việt Nam.v.v… Những đảng này không chỉ là những tổ chức chính trị chống cộng mà còn là những tổ chức mang tính chất khủng bố, hoạt động nhằm lật đổ Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Điều này hoàn toàn đi ngược lại Hiến chương Liên hợp quốc và nguyên tắc của Luật quốc tế.

Đồng thời, việc tuyên truyền cho quan điểm đa đảng của họ còn nhằm tạo cơ hội cho những tổ chức đảng phái “ma quái” đang trong thời kỳ manh nha tại ở trong nước ra đời như Đảng Xã hội Việt Nam, Đảng Dân chủ Việt Nam do Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Công Định chủ trương… Phần lớn những kẻ đang tuyên truyền cho đa nguyên chính trị và đa đảng đối lập cho Việt Nam ở hải ngoại đều đang giữ hận thù với cách mạng hoặc xuyên tạc, phủ nhận thành quả cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại của dân tộc ta, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược, trong đó có cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Sau 37 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đây là lúc cả dân tộc tự hào và bày tỏ lòng biết ơn các anh hùng liệt sĩ, trong đó có hàng vạn cán bộ, đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam đã hy sinh thì Bùi Tín và bọn CCCĐ lại kêu gọi “Mọi người yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản thành khẩn xin lỗi toàn dân”! Có kẻ còn coi ngày đất nước được giải phóng là ngày “quốc hận”. Đó là chân dung của những kẻ đang đòi đa đảng ở hải ngoại.

Đa đảng không phải là không tốt, cũng như một đảng không phải là không tốt. Tình trạng quốc hội không thành lập được vì sự tranh dành các ghế trong quốc hội, đảng nào cũng muốn chiếm số lượng trội hơn các đảng khác hòng lợi thế trong các cuộc bỏ phiếu thông qua một vấn đề nào đó trong chính sách. Chúng ta chẳng cần nhìn đâu xa mà ngay bên cạnh đó là Thái Lan, cuộc xuống đường, xung đột giữa những người áo đỏ với Chính phủ đương nhiệm ở Thái Lan. Các xung đột tôn giáo xảy ra tại Miến điện  (10/6/2012) cho thấy những hệ quả của chính sách đa đảng khi mà trình độ nhận thức của người dân về dân chủ còn ở mức độ thấp.

Thiết tưởng giúp cho các vị CCCĐ có thêm các căn cứ để suy nghĩ về những khó khăn, phức tạp của chế độ dân chủ – đa đảng. Thực tế cho thấy, trong một xã hội, chế độ đa đảng với sự đối lập, cạnh tranh, đấu tranh giữa các đảng không phải bao giờ cũng đem lại dân chủ và phát triển cho xã hội.

Đảng CSVN không phải là cái gì đó quá “xa vời”, “siêu tưởng” như các vị cờ vàng CCCĐ gán ghép. Đảng chính là những con người cụ thể tồn tại trong xã hội, trong đó từng đảng viên là người đại diện của Đảng CSVN. Vì họ là những tế bào trong xã hội vì thế, trong quá trình phát triển của mình cũng có lúc, có nơi cán bộ, đảng viên còn vi phạm khuyết điểm, còn thể hiện sự non yếu về năng lực , yếu về tư duy. Khi phát hiện ra những hạn chế, khiếm khuyết cần sửa chữa thì sẵn sàng khắc phục sửa sai ngay. Và Đảng muốn mạnh, muốn giữ vững được vai trò lãnh đạo xã hội của mình, muốn có được lòng tin của nhân dân, không có cách nào khác là Đảng phải tự sửa mình, tự chấn chỉnh mình. Đó là lẽ thường tình và cũng là việc làm thường xuyên của một Đảng cách mạng mang bản chất giai cấp công nhân.

Cần khẳng định cho  cờ vàng CCCĐ và nước, các tổ chức thù địch với Việt Nam rằng: nhân dân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH là đi tiếp con đường cả dân tộc đã từng đi hơn tám thập kỷ qua là nối tiếp hiện thực – thực tiễn CNXH đã có, đang có ở Việt Nam, chứ không phải là một “lý tưởng mơ hồ”. Con đường cách mạng mà Đảng CSVN và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn thể hiện đầy đủ khát vọng của mọi tầng lớp nhân dân, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH là giải pháp tổng quát duy nhất đúng, tối ưu, nhanh nhất và hiệu quả nhất để xây dựng đất nước Việt Nam thực sự dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, nhân dân ta thực sự ấm no, tự do, hạnh phúc và làm chủ thực sự cuộc sống và đất nước mình.

Đảng CSVN đã lãnh đạo toàn dân tộc vượt lên tất cả những giai đoạn lịch sử thăng trầm, những thành tựu về kinh tế – xã hội, lĩnh vực quân sự – quốc phòng đã có những bước tiến nổi bật và đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng. Thành tựu bao trùm nhất là: Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, các thành quả cách mạng, tăng cường thế và lực của đất nước, sức mạnh tổng hợp bảo vệ Tổ quốc lớn mạnh hơn nhiều so với trước đây, khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường củng cố vững chắc an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Việt Nam luôn được các tổ chức quốc tế xếp trong tốp các nước có môi trường hòa bình, ổn định, thuận lợi cho đầu tư phát triển. Điều đó cũng nói lên định hướng đúng đắn trong việc điều hành đúng đắn của một đảng cầm quyền. Điều này các vị CCCĐ không thể phủ nhận được.

Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhân dân Việt Nam tiến hành các cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược bảo vệ thành quả của cách mạng. Đảng Cộng sản Việt Nam cũng là lực lượng chính trị duy nhất khởi xướng công cuộc đổi mới, hội nhập với cộng đồng quốc tế tạo nên vị thế mới của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế.

Trong lịch sử Việt Nam, dân chủ, nhân quyền do nhân dân ta tự đứng lên mà giành lấy, chẳng có một kẻ nào chia sẻ cho chúng ta những giá trị đó cả. Xã hội Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề nhức nhối, như tình trạng quan liêu, tham nhũng, vi phạm dân chủ, nhân quyền, thì đó là điều Đảng CSVN và Nhà nước VN không mong muốn và đang cùng người dân Việt Nam đang nỗ lực xóa bỏ tình trạng đó.

Nhưng để giải quyết những vấn đề trên, nhất thiết không thể trông cậy vào những lực lượng chính trị đối lập như các đảng phái “ma trơi” ở hải ngoại của bọn cờ vàng CCCĐ dưới bất cứ hình thức nào. Chúng ta phải tự giải quyết lấy công việc của mình, cho dù đó là một công việc  khó khăn.

Như vậy các vị Bùi Tín và cờ vàng CCCĐ đã thấy, dân chủ hay không dân chủ không phụ thuộc vào số lượng các đảng chính trị, vào việc có áp dụng hay không áp dụng chế độ đa đảng đối lập. Trong từng thời điểm cụ thể, nhà nước nói riêng và xã hội nói chung đều phải do một đảng lãnh đạo, dân chủ trình độ cao hay thấp, tất cả phụ thuôc vào bản chất của đảng cầm quyền, chứ không phụ thuộc vào số lượng nhiều hay ít các đảng phái chính trị.

Đảng cầm quyền phải căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia. Trước tiên phải đặt lợi ích của cả dân tộc lên trên hết, phải lấy an ninh quốc gia, ổn định và phát triển bền vững làm tiền đề, đương nhiên lựa chọn chế độ nào đều phải được sự đồng tình, ủng hộ của đại đa số nhân dân, thông qua những người đại diện của mình đó là Quốc hội.

Ngày nay, hơn 190 quốc gia trên thế giới đang tồn tại, với nhiều chế độ chính trị – thể chế quốc gia khác nhau . Ở mỗi quốc gia, việc lựa chọn hệ tư tưởng nào, chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội thể chế chính trị nào đa đảng hay một đảng lãnh đạo, cầm quyền tam quyền phân lập hay phân công phối hợp mô hình kinh tế nào chủ nghĩa tự do hay kinh tế thị trường xã hội, đều thuộc quyền của mỗi quốc gia – dân tộc mà không ai có quyền can thiệp, kể cả Liên hợp quốc. Vậy thì những tiếng kêu gào của Bùi Tín và các băng đảng “ma trơi” CCCĐ lấy tư cách gì mà đòi Việt Nam đa nguyên, đa đảng ? Thật nực cười cho những đầu óc điên rồ này.

Houston-thang 9-2012
Amari Tx

Categories: Uncategorized | 3 bình luận

Điều hướng bài viết

3 thoughts on “Đảng cộng sản việt Nam và vai trò gánh vác lịch sử dân tộc

  1. Pingback: Đảng Cộng sản Việt Nam và sứ mệnh gánh vác lịch sử không thể phủ nhận « Nhân dân Việt Nam

  2. Nguabuonthuong –
    Một con chó già đã rụng hết long.Lang thang nơi xứ lạ 4 mùa Xuân Hạ Thu Đông.Rồi sẽ nằm và chết 1 trong 4 mùa lạnh lẻo trong giá rét hoặc cháy khô dưới ánh nắng của mặt trời.Ôi thật là tiếc và đáng khinh con người như ông quá.Một người có học thức mà chẳng giúp ích gì cho xã hội.Sống dơ chết bẩn.Sống nhục chết nhục.Ông đã bóp nát trái tim của mẹ Viêt Nam….

  3. vuhoangha

    Taị sao Bùi Tín và đội ngũ cccđ hải ngoại lại muốn VN đa đảng ,vì chúng muốn trục lợi chính trị mà thôi ,chúng muốn Việt Nam bất ổn về chính trị chẳng cách nào khác là đa đảng ,khi đó sẽ có nhiều sự xáo trộn và xung đột chúng thừa cơ nhảy vào ,mục tiêu của chúng chẳng có gì là tốt đẹp cả .Bùi Tín đã phản bội lại lý tưởng của mình với mong muốn sẽ làm nên lịch sử nhưng trớ trêu cho Bùi Tín sống tha hương không ai tôn trọng và không ai trọng dụng một kẻ phản bội quê hương tổ quốc ,nhưng lỡ đi rồi biết làm sao quay lại ,nên dù biết rằng đã chọn sai con đường nhưng cũng không cách nào cứu vãn nổi .Bùi Tín chỉ còn biết phục vụ cho bọn chống phá nhà nước ,bọn phi dân tộc để mong kiếm chỗ đứng ,nhưng đến giờ này sắp xuống gặp phụ thân thì Bùi Tín cũng chẳng làm lên trò trống gì ,những điều Bùi Tín viết chỉ là tiếng kêu thảm thiết của một kẻ sắp rời xa thế giới ,những lời trăng trối sau cùng để phủ nhận điều ông ta đã chọn sai trái, hầu mong rằng lịch sử sẽ cho ông ta một điều rửa tội ,nhưng ông ta sẽ được ghi vào sử sách như là một nỗi ô nhục không có nước sông nào rửa sạch

Bình luận về bài viết này

Tạo một blog miễn phí với WordPress.com.