Khi sự thật hoàn toàn vắng bóng

Bài đăng trên Tạp chí nhân quyền Việt Nam Tháng 5-2013
Hình ảnhHình ảnhHình ảnhHình ảnh
Ở Việt Nam.Bảo đảm quyền con người là nguyện vọng tha thiết của nhân dân Việt Nam vì dân tộc này đã từng bị thực dân, đế quốc tước bỏ những quyền tự do cơ bản nhất khi phải làm người dân thuộc địa và dân tộc này đã trải qua muôn vàn hy sinh trong các cuộc chiến tranh vệ quốc để giành lại quyền sống. Sự hy sinh của nhân dân Việt Nam trải qua nhiều thập kỷ qua có thể coi đó là biểu tượng phấn đấu vì quyền con người một cách mạnh liệt nhất. Điều đó đã được nhân dân tiến bộ trên toàn thế giới lấy đó là biểu tượng noi theo.
Trong những năm sau khi giành lại được độc lập, đất nước hoàn toàn thống nhất, đặc biệt sau 25 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong việc đảm bảo quyền con người trên tất cả các lĩnh vực dân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội và được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Người dân Việt Nam tham gia đầy đủ và tích cực vào mọi mặt của đời sống xã hội. Quyền con người được đảm bảo và phát huy là nhân tố quan trọng tạo sự đồng thuận, đưa đến thành công của công cuộc đổi mới ở Việt Nam.
Ngày 19-4-2013. Ngoại trưởng Mỹ, Ông John Kerry đã công bố báo cáo thường niên của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền trên thế giới. Riêng về Việt Nam, bản báo cáo này đã có những điều mà chúng ta có thể nhận thấy rằng: Bằng những luận điệu không mới, dựa trên những thông tin rất phiến diện mà có thể nhận ra là sự thật hoàn toàn vắng bóng. Thông qua đó họ đã chỉ trích: “chính quyền Việt Nam vẫn tiếp tục vi phạm nhân quyền”!?- Nội dung báo cáo của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cáo buộc là:”Chính quyền Hà Nội vẫn hạn chế nghiêm ngặt các quyền chính trị của công dân, đặc biệt là quyền thay đổi chính phủ, hạn chế các quyền tự do dân sự….”!?
Tiếp theo cuộc họp báo trước thềm Quốc hội Hoa Kỳ ngày thứ Tư 10-4-2013 để giới thiệu cái gọi là “phái đoàn” tham dự cuộc điều trần về tình hình vi phạm nhân quyền của chính phủ Việt Nam. Ngày thứ Năm, 11-4-2013, trước một số dân biểu dưới sự chủ tọa của dân biểu Chris Smith, Chủ tịch Tiểu ban nhân quyền của ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ (ông Chris Smith .Hạ nghị sĩ đã từng hai lần đề nghị Dự luật Nhân quyền cho Việt Nam và được Hạ viện Mỹ thông qua nhưng đều bị Thượng viện bác bỏ), còn có những gương mặt quen thuộc mà trong quá khứ và hiện tại đã có nhiều “Thành tích” thuộc hạng bất hảo.Cộng đồng người Việt tại hải ngoại gọi họ là những kẻ bịp bợm, những người này tự phong cho mình những chức danh thuộc hạng “Tự sướng” mà hành động chống nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là mục tiêu hàng đầu như: Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ quyền làm người Việt Nam (Vietnam Committee on Human Rights) . Nguyễn đình Thắng:Giám đốc Điều hành của Ủy Ban Cứu Người Vượt Biển. Cựu dân biểu Cao quang Ánh.Hòa Thượng Thích Viên Lý, Chủ tịch Hội đồng điều hành GHPGVN Thống nhất hải ngoại tại Mỹ.Mấy vị này không ai lạ lẫm gì, họ hành nghề vu vạ Việt Nam trong một thời gian dài, hễ nghe nhắc tên của các tổ chức của các vị này trên các phương tiện truyền thông ở hải ngoại là mọi người có thể đoán ra là đang làm cái gọi là: “Phúc trình, Thông cáo, thỉnh nguyện thư….”. Đã quá quen đến nỗi mọi người nói đó là”Gánh hát rong” cứ “Đến hẹn lại lên” trong thời gian qua. Chính nghị sỹ Eni Faleomavaega, thành viên Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, đã có lần khẳng định : “Tôi không nhất trí với cách nhìn nhận về nhân quyền của một số nghị sỹ Mỹ, những người có thiên hướng áp đặt tiêu chí mà họ cho rằng chuẩn mực trong vấn đề này. Mỗi nước đều có giá trị và nguyên tắc riêng trong thực thi nhân quyền. Tôi cho rằng chính phủ Việt nam đã làm những gì tốt nhất. Tôi luôn phản đối việc các nghị sỹ Mỹ chỉ trích tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Tôi cho rằng thực tế nhân quyền tại Việt Nam chưa được phản ánh chính xác.”
Trước hết, cần khẳng định rằng: Báo cáo thường niên của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền Việt Nam đã đi ngược lại nguyên tắc tôn trọng quyền dân tộc tự quyết trong quan hệ quốc tế , điều đã được Hiến chương Liên hiệp quốc ghi nhận. Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị của Liên hiệp quốc từng quy định rõ: “Các dân tộc tự do có quyền quyết định thể chế chính trị của mình. Việc xây dựng và thực thi Hiến pháp, pháp luật như thế nào là quyền của mỗi quốc gia, dân tộc”. Theo đó, mọi quyền của người dân Việt Nam, trong đó có quyền làm chủ, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do tôn giáo… đã được Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Việt Nam bảo đảm. Trên thực tế, nhân dân Việt Nam đã và đang được hưởng những quyền này. Người dân Việt Nam được tự do tham gia vào mọi mặt đời sống chính trị, xã hội của đất nước, được đóng góp ý kiến với Đảng và Nhà nước Việt Nam về những vấn đề quan trọng liên quan đến quốc kế dân sinh, kể cả việc xây dựng và chỉnh đốn Đảng và những chiến lược xây dựng và phát triển đất nước ,quyền con người, đồng thời là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm. Nội dung báo cáo của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cho thấy,Họ đang tự cho mình cái quyền được phán xét, cũng như can thiệp vào Việt Nam bằng cách gắn các mối quan hệ với các đòi hỏi chính trị. Họ đã cố tình phớt lờ những tiến bộ thực chất mà Việt Nam đã đạt được trong việc thực hiện đầy đủ các quyền con người.Các chính sách vì dân của Nhà nước Việt Nam đã mang lại những kết quả đáng kể trong việc giảm tỷ lệ đói nghèo, phát triển giáo dục, chăm sóc y tế, tạo việc làm, cải thiện đời sống cho người dân. Chính vì thế, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước đi đầu trong việc thực hiện Mục tiêu Thiên niên kỷ của LHQ khi đã hoàn tất 5/8 mục tiêu đề ra trước thời hạn 2015″. .

Riêng về quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ: “chính quyền Việt Nam tiếp tục sử dụng các điều luật về an ninh quốc gia và vu khống, để hạn chế các quyền này, chẳng hạn như điều 88 về tội tuyên truyền chống Nhà nước “!? Những thực tế này được chính những người Mỹ và nhiều người nước ngoài từng đến Việt Nam chứng kiến, cũng từng được Việt Nam khẳng định và công bố trong các Báo cáo kiểm điểm định kỳ về nhân quyền tại Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc trong những năm gần đây. Cũng cần khẳng định rằng, ở Việt Nam không có cái gọi tù nhân tôn giáo hay tù nhân chính trị. Những kẻ mà trong báo cáo của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ nêu ra mà Họ đã dùng những ngôn từ mĩ miều để gán cho là “những nhà hoạt động đấu tranh vì nhân quyền và dân chủ,” Trớ trêu thay, lại là những kẻ vi phạm luật pháp Việt Nam. Những biện pháp mà Nhà nước Việt Nam thực hiện đối với các đối tượng này thời gian qua là nhằm duy trì ổn định chính trị-xã hội để bảo đảm sự phát triển. Theo luật pháp ở bất kỳ quốc gia nào thì những hành vi vi phạm pháp luật, đe dọa lợi ích căn bản của đất nước đều phải bị trừng trị theo pháp luật.
Cũng theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ , chính quyền Việt Nam tiếp tục kiểm soát Internet, đặc biệt là sử dụng điều luật về tội “tuyên truyền chống Nhà nước”!? Việt Nam cũng khẳng định rằng:

Việc viết bài trên các blog, mạng xã hội… với nội dung xuyên tạc, vu cáo, chống chính quyền nhân dân là vi phạm các quy định hiện hành của luật pháp Việt Nam. Ngay tại nước Mỹ, nơi được cho là “thiên đường tự do ngôn luận”, thì luật pháp các bang ở Mỹ cũng quy định rất rõ vấn đề này và không ít cá nhân vi phạm đã bị bắt, xử lý.
Về mặt tín ngưỡng trong báo cáo của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ là : “Quyền tự do tôn giáo tiếp tục là đối tượng bị diễn giải và bảo vệ không đồng nhất” !?Chẳng hiểu căn cứ vào đâu mà Bộ Ngoại giao Mỹ lại cho mình cái quyền phán xét như vậy? Chỉ cần dẫn lời của những người Mỹ đã lên tiếng phản bác nội dung của Báo cáo cũng thấy rõ mưu đồ thực sự của việc đưa ra những đánh giá đó là gì. Nhiều người đã lên tiếng phản đối và vạch rõ: “chính quyền xử lý các hành vi phạm pháp mà có vài cá nhân theo đạo trong đó thì lại nói là đàn áp tôn giáo. Thấy dân tập trung khiếu nại đông người hay biểu tình thì lại ghép cho hai chữ “dân oan”. Nhận thức hết sức lệch lạc. Nếu thấy người dân biểu tình mà bảo là dân oan thì chắc chắn trên thế giới này nước Mỹ là nước có nhiều dân oan nhất”. Mọi công dân Việt Nam đều có quyền tự do theo đạo hoặc không theo đạo. Những người theo đạo được tạo điều kiện thuận lợi, cả trong khuôn khổ pháp lý cũng như trên thực tế, để thực hành những nghi lễ theo đức tin của họ. Mọi tổ chức tôn giáo được pháp luật Việt Nam thừa nhận đều được tự do hành đạo theo quy định của pháp luật. Những thực tế này được chính những người Mỹ và nhiều người nước ngoài từng đến Việt Nam chứng kiến, cũng từng được Việt Nam khẳng định và công bố trong các Báo cáo kiểm điểm định kỳ về nhân quyền tại Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc trong những năm gần đây.
Chủ tịch Tiểu ban về châu Á – Thái Bình Dương và Môi trường Toàn cầu thuộc ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ – Hạ nghị sĩ Eni F.H.Faleomaveaga đã có lần đưa ra ý kiến của mình không đồng tình về cách đánh giá phiến diện trên của Bộ Ngoại giao Mỹ trong những lần trước đây khi nói về tự do tôn giáo ở Việt Nam, Ông cho biết: “Trong các chuyến thăm đến Việt Nam, không có bất cứ nơi nào mà tôi phải chứng kiến cảnh người ta bị cấm đoán vì lý do tín ngưỡng”. Ông cho biết tiếp : “Qua tất cả những gì tôi biết và tất cả những chuyến đi của tôi đến Việt Nam chưa bao giờ trong đầu tôi tồn tại ý nghĩ rằng Chính quyền Việt Nam đàn áp những người theo tôn giáo của họ. Đó là tất cả trải nghiệm bản thân của tôi và tôi cũng muốn biết ai là những người viết ra bản báo cáo đó và tại sao họ lại có những kết luận như vậy”. Theo Ông, ngay cả khi bản báo cáo đã được công bố nhưng “có nhiều chi tiết mà những người viết báo cáo đó không bao giờ đến trực tiếp nước này để chứng kiến tận nơi” xem liệu những điều đó có diễn ra ở đấy không?.
Chỉ căn cứ vào lời vu khống, bịa đặt theo kiểu “Kinh niên” của một số người chống cộng cực đoan ở hải ngoại và một số tổ chức, cá nhân không có thiện cảm với Việt Nam mà khẳng định rằng ở Việt Nam đã xảy ra tình trạng “truy bức tôn giáo”, “chính trị và sắc tộc” thậm chí là còn là thủ phạm của việc “buôn người lao động cưỡng bức và mại dâm cưỡng bức” để đánh giá về tình hình nhân quyền của Việt Nam thì chỉ có thể là nhận xét hồ đồ hoặc xuất phát từ những định kiến lỗi thời của một cá nhân có “Thâm niên” về vu cáo với sự dẫn dắt kiểu “Cầm tay” của ông Chris Smith,mà bản báo cáo thường niên của bộ ngoại giao Hoa Kỳ là một minh chứng cổ vũ cho sự dối trá.
Bản báo cáo thường niên của bộ ngoại giao Hoa Kỳ về tình trạng nhân quyền trên thế giới trong đó có Việt Nam.Báo cáo này đang đi ngược lại lợi ích của cả hai quốc gia đang trên đà ngày càng thăng tiến. Tại Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 19 ngày 10/11/2011, tổ chức tại thành phố Honolulu, bang Hawaii (Mỹ), Chủ tịch nước Cộng hoà XHCN Việt Nam Trương Tấn Sang đã có cuộc trao đổi với Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton. Tại cuộc trao đổi trên, bà Ngoại trưởng khẳng định: “Mỹ tiếp tục coi trọng và mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam, trong đó có việc nâng tầm quan hệ, hướng tới đối tác chiến lược”. Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng khẳng định: “Việt Nam luôn coi trọng quan hệ với Mỹ như một đối tác hàng đầu có ý nghĩa chiến lược”.Nỗ lực của 2 quốc gia.

Để xây dựng lòng tin trên mọi phương diện, trong đó có vấn đề nhân quyền, không có cách nào khác là các bên phải tôn trọng sự khác biệt và tăng cường đối thoại. Chỉ có hợp tác, trao đổi thẳng thắn, thì những khúc mắc trong vấn đề nhân quyền mới được hóa giải.
Tại Việt Nam, những nền tảng cơ bản để bảo đảm quyền con người được củng cố ngày một vững chắc và đây là những tiến bộ cả thế giới công nhận. Việc “Sao chép” những thông tin mang tính định kiến từ các nhân vật mang tư tưởng chống phá Nhà nước Việt Nam là bằng chứng để chỉ trích Việt Nam “truy bức tôn giáo, chính trị và sắc tộc”, thậm chí là “thủ phạm của việc cưỡng bức lao động”… là không thực tế, thiếu công bằng và không thể chấp nhận được.Có thể khẳng định, Quyền con người ở Việt Nam không ngừng được phát huy và sự tham gia tích cực của người dân vào mọi mặt đời sống kinh tế xã hội của đất nước là nhân tố quan trọng của thành công của công cuộc đổi mới ở Việt Nam . Quyền con người luôn luôn gắn liền với lịch sử, truyền thống và phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, văn hoá của đất nước. Do vậy không thể áp đặt các tiêu chuẩn, mô thức của nước này cho nước khác.Hoa Kỳ hãy thực hiện lời hứa của họ đó là: “sẽ lắng nghe” chứ không “chỉ dạy” các nước khác trong vấn đề nhân quyền.
AMARI TX
Categories: Uncategorized | 1 bình luận

Điều hướng bài viết

1 thoughts on “Khi sự thật hoàn toàn vắng bóng

  1. Nguyễn Quang Chiến

    “vừa ăn cắp vừa la làng” là trò thường thấy của Huê cầy mà. Đại tá đã viết rất hay!

Bình luận về bài viết này

Tạo một blog miễn phí với WordPress.com.