Khởi Thủy Từ Niềm Tin Yêu !

 

Tác Giả: John Lee (Amari tx) VHN.NET 
 Hình ảnh
Tôi từng được nghe bài hát “Tấm áo mẹ vá năm xưa”, “Bộ đội về làng”… trên đài VTV4, chương trình dành cho kiều bào ở xa tổ quốc. Bài hát với ngôn từ sâu lắng, mộc mạc, da diết lột tả mối quan hệ gắn bó keo sơn tình quân dân: “Các anh về mái ấm nhà vui/  tiếng hát câu cười rộn ràng trong xóm nhỏ/ Các anh về tưng bừng trước ngõ / Lớp lớp đàn em hớn hở chạy theo sau/ mẹ già bịn rịn áo nâu/, vui đàn con ở rừng sâu mới về/…. Tên gọi “Anh bộ đội Cụ Hồ” đã trở nên thân quen với nhân dân Việt Nam từ hơn nửa thế kỷ nay đó là nét độc đáo của Quân đội nhân dân Việt Nam, bởi vì trên thế giới hiếm có quân đội nước nào mà nhân dân lại lấy tên vị lãnh tụ kính yêu của họ để đặt tên cho quân đội như ở Việt Nam. Nó thể hiện tình cảm quý mến lãnh tụ và lòng tin yêu của Nhân dân đối với quân đội, đồng thời nói lên tình cảm gắn bó thiêng liêng, ruột thịt giữa người lính đối với lãnh tụ của mình. Chữ “nhân dân” trong tên gọi “Quân đội Nhân dân Việt Nam” xuất phát từ mục tiêu của nó: “Quân đội Việt Nam từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, sẵn sàng một lòng với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, tuyệt đối trung thành với nhà nước, với dân tộc !Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam là Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, đội quân chủ lực đầu tiên được thành lập ngày 22 tháng 12 năm 1944 theo chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Mối quan hệ ruột thịt đó không chỉ đơn thuần là nét đẹp văn hóa truyền thống, mà còn là bản chất của quân đội cách mạng được nhân dân sinh ra, vì nhân dân mà chiến đấu, được nhân dân nuôi dưỡng, chở che, đùm bọc. Từ khi thành lập đến ngày hôm nay Quân đội nhân dân ngày càng lớn mạnh, xây dựng thế trận quân sự vững chắc trong lòng dân. Nét đẹp văn hóa đoàn kết quân dân còn biểu hiện ở chỗ Quân đội luôn lấy dân làm điểm tựa. Trên khắp mọiền đất nước, ở đâu có dân là ở đó có Bộ đội bảo vệ. Thắm đượm tình quân dân cá nước. Tiếc thay, cũng có một số người ở trong nước đã đưa ra ý kiến lạc lõng đòi tách rời mối quan hệ keo sơn gắn bó đó, dường như đối với họ mọi thứ đều dễ dàng cởi bỏ. Như con kỳ nhông, họ sẵn sàng khoác bộ vỏ khác màu hòng thích nghi với môi trường mới mà theo họ là “Thức thời” !? Họ viết, trả lời phỏng vấn trên các phương tiện truyền thông không có thiện cảm với tổ quốc ở nước ngoài một cách thống thiết, tưởng chừng như họ bóc hết ruột gan ra mà nói, nhưng thực tâm là họ che dấu những mưu đồ đen tối hòng phá hoại mối quan hệ Đảng- Quân đội và nhân dân. Những người này theo tôi nghĩ đúng như cụ Nguyễn Du đã viết họ thực sự là những kẻ “Nói lời rồi lại ăn lời được ngay”! Họ là những kẻ đích thực cơ hội, đối với họ thì quá khứ nhẹ tênh mà tương lai thì xa tít tắp, tất cả đều là những cái không làm họ bận tâm, họ chỉ là những kẻ mê sảng trong thế giới ảo mà các thế lực phản động tung hô với mưu đồ đen tối chống phá tổ quốc Việt Nam. Trong thời gian qua xuất hiện những cái gọi là “Kiến nghị”, “Góp ý” đóng góp vào bản dự thảo sửa đổi hiến pháp 1992, trong đó có những tư tưởng nguy hiểm, gây chia rẽ trong Đảng, giữa Đảng với nhân dân, đặc biệt là họ đưa ra những luận điểm nghe ra có vẻ rất logic đòi “phi chính trị hóa quân đội”. Vậy thì thử hỏi những người này rằng: trên thế giới có ở đâu và bất cứ việc gì lại ít nhiều không mang tính chính trị ? Lịch sử ra đời và phát triển của các quân đội trên thế giới cho thấy, quân đội là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp, mang bản chất giai cấp sâu sắc, không có quân đội phi giai cấp, quân đội trung lập. Quân đội mang bản chất của giai cấp tổ chức xây dựng, giáo dục, rèn luyện và sử dụng nó. Mục tiêu, lý tưởng chiến đấu của quân đội là phục vụ cho mục tiêu, lý tưởng của giai cấp đã tổ chức ra nó. V.I.Lênin đã khẳng định: “Quân đội không thể và không nên trung lập. Không lôi kéo quân đội vào chính trị, đó là khẩu hiệu của bọn tôi tớ, giả nhân, giả nghĩa của giai cấp tư sản…” với lập luận mà những người này đưa ra là: “Do phải “trung với Đảng , nên nhiệm vụ của QĐND VN do Đảng đề ra không phải chống giặc ngoại xâm, bảo vệ dân mà là chống diễn biến hòa bình và bảo vệ Đảng” ? hay như: “Quân đội là tử huyệt của Đảng cộng sản”!? Họ khoét sâu những yếu kém trong lãnh đạo, quản lý đất nước hoặc những khuyết điểm, sai phạm của một số cán bộ để gây phân tâm trong dư luận xã hội , làm xã hội trở nên bất ổn, hòng lôi kéo quần chúng để thực hiện ý đồ đen tối. Theo suy nghĩ của bản thân tôi thấy rằng: một số người lên tiếng đòi hỏi “Phi chính trị hóa” quân đội họ đã rơi vào chiếc bẫy đã giăng sẵn hoặc là họ cố tình hùa theo các thế lực ngoại bang để chống phá đất nước? thực chất đó là âm mưu, thủ đoạn chính trị nằm trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực chống phá chủ nghĩa xã hội. Trong chiến lược “diễn biến hòa bình” họ ra sức truyền bá quan điểm “phi chính trị hóa” quân đội, nhằm lôi kéo quân đội xa rời hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, tách quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam làm cho quân đội bị biến chất về chính trị và bị vô hiệu hóa, làm cho Đảng, nhà nước và nhân dân mất chỗ dựa vững chắc để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.Trong thời gian qua theo dõi tôi thấy được là: Đã có nhiều cuộc đối thoại trong, ngoài nước và nhiều bài viết trên báo chí về chủ đề này. Một số hãng tin nước ngoài tận dụng triệt để chủ đề này như một phương tiện hữu hiệu để chuyển sự chú ý của dư luận theo hướng phục vụ cho ý đồ của họ. Có những trang mạng xã hội còn gây nghi ngờ trong nhân dân về chủ trương đối ngoại của Đảng và Nhà nước Việt Nam, thậm chí họ còn vu cáo, xuyên tạc rằng Đảng “bán rẻ đất nước” mà quân đội đứng ngoài làm ngơ? Những luận điệu kiểu đó rất nguy hiểm, cần phải cảnh giác bởi nếu không nó sẽ gieo những mầm mống độc hại. Không phải ai và lúc nào cũng phân biệt được sự phê bình xây dựng với sự phê bình phá hoại và trong những lúc trắng đen chưa rõ ràng, dư luận dễ bị lạc hướng, những thiện chí bị lợi dụng bởi những tư tưởng có hại, đầu độc bầu không khí chính trị của đất nước. Nếu chúng ta không ý thức đúng mức những lo lắng của cộng đồng và bị những tư tưởng độc hại chi phối sẽ bị dao động về ý chí, thậm chí bất mãn, ngả theo kẻ xấu, trở thành công cụ cho bất kỳ kẻ nào thừa cơ hội đứng lên khoác áo “nghĩa hiệp” và đưa đất nước đi đến chỗ hỗn loạn cùng với những áp lực xuất phát từ những khó khăn trước mắt về kinh tế và tư tưởng làm cho đất nước ta càng thêm khó khăn. Lịch sử đã để lại cho chúng ta những bài học sâu sắc về vấn đề này. Như mọi người đã biết, những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Liên Xô đã rời bỏ nguyên tắc xây dựng quân đội về chính trị, xóa bỏ cơ chế Đảng lãnh đạo quân đội, làm cho quân đội bị “phi chính trị hóa”, bị vô hiệu hóa. Đó là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.

Hiện nay, với kinh nghiệm tác động, can dự vào đời sống chính trị và làm sụp đổ các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới trước đây và một số nước Bắc Phi – Trung Đông vừa qua, họ đang ráo riết đẩy mạnh chiến lược “diễn biến hòa bình” hòng xóa bỏ hoàn toàn chủ nghĩa xã hội trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu đó, họ coi quân đội là một đối tượng cần tập trung đột phá, đòi “phi chính trị hóa”, vô hiệu hóa quân đội, làm mất sức chiến đấu bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, họ đã và đang sử dụng mọi chiêu thức để thực hiện âm mưu “phi chính trị hóa”, như: Tuyên truyền phủ nhận chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp và đấu tranh giai cấp, xuyên tạc tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam, phủ nhận nguyên tắc “Đảng lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt Quân đội nhân dân Việt Nam”, đòi xóa bỏ hoạt động công tác đảng, công tác chính trị, cùng với hệ thống cơ quan chính trị và cán bộ chính trị trong quân đội, xuyên tạc bản chất, truyền thống tốt đẹp “Bộ đội cụ Hồ”, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với quân đội…vv. Với mục tiêu cao nhất là xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quân đội và cuối cùng là xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Những người đang lớn tiếng đòi hỏi những điều phi lý hãy đọc kỹ lời đánh giá sau đây của cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mắc Na-ma-ra: “Thất bại của Mỹ ở Việt Nam phản ánh sự thiếu hiểu biết cơ bản của chúng ta về lịch sử văn hóa của dân tộc này”. Vậy tôi có thể nói rằng điều thiếu hiểu biết của người Mỹ về dân tộc này đó là: Các cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam là cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện…”

Các cuộc chiến tranh chính nghĩa ấy là của toàn dân tộc chứ không chỉ riêng có quân đội. Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng nòng cốt trong chiến tranh. Lịch sử của dân tộc cho chúng ta thấy khi đất nước có chiến tranh mọi người đều là người lính, cả nước là chiến trường với khí thế hừng hực tất cả cho tiền tuyến, ý chí quyết tâm của cả một dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã huy động sức mạnh tổng hợp cả nội lực và ngoại lực, quốc phòng toàn dân chính là phương châm của Đảng và quân đội nhân dân Việt Nam. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến thắng lợi trong sự nghiệp thống nhất đất nước và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Lịch sử hình thành và phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam khẳng định sắt đá rằng :Trung với Đảng, hiếu với dân là bản chất cách mạng và truyền thống tốt đẹp của người lính  bộ đội Cụ Hồ. Như lửa thử vàng, phẩm chất đó trong lúc vận mệnh đất nước bị đe dọa, vì sự tồn vong của Đảng, của dân tộc càng ngời sáng. Vậy những ai còn mơ hồ về Quân đội nhân dân Việt Nam với “kiến nghị” lạ lẫm rằng:”Phi chính trị hóa quân đội” sẽ là điều vô vọng mà thôi./.

Hoa Kỳ TX – một ngày xuân

Categories: Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Điều hướng bài viết

Bình luận về bài viết này

Blog tại WordPress.com.